Mẫu Powerpoint Lịch sử Việt Nam – Văn hoá Tây Nguyên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Mẫu Powerpoint Lịch sử Việt Nam – Văn hoá Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mẫu Powerpoint Lịch sử Việt Nam – Văn hoá Tây Nguyên
VĂN HÓA TÂY NGUYÊN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VỊ TRÍ ĐỊA LÝ TÂY NGUYÊN - Diện tích khoảng 54.7 nghìn km² - Tây Nguyên là khu vực cao nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng - Là một trong 3 tiểu vùng của miền trung Việt Nam, cùng với Bắc Trung Bộ Việt Nam và Nam Trung Bộ Việt Nam hợp thành miền trung của Việt Nam. - Phía đông giáp vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía tây giáp Lào và Campuchia. - Tây Nguyên có vị trí ngã 3 biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia, có khả năng mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông. VĂN HÓA VIỆT NAM MÙA MƯA - Từ tháng 5 đến hết tháng 10 - Thường có những ngày mưa kéo dài liên miên, cả rừng núi bị phủ một bức màn nước trắng xóa. MÙA KHÔ - Từ tháng 11 đến tháng 4 (trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất) - Trời nắng găy gắt, đất khô vụn bở. LỊCH SỬ TÂY NGUYÊN Tây Nguyên xưa vốn là vùng đất tự trị, địa bàn sinh sống của các bộ tộc thiểu số, chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh, chỉ có những quốc gia mang tính chất sơ khai của người Êđê, Giarai, Mạ... CÁC DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN - Thời Pháp thuộc người Kinh bị hạn chế lên vùng Cao nguyên nên các bộ tộc người Jrai và Êđê sinh hoạt trong xã hội truyền thống. - Mãi đến giữa thế kỷ XX sau Cuộc di cư năm 1954 thì số người Kinh mới tăng dần - Nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Việt (người Kinh) ở Tây Nguyên như Ba Na, Jrai, Êđê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông BA NA - Tên tự gọi: Ba Na. - Tên gọi khác: Bơ Nâm, Roh, Kon Kđe, Ala Kông, Kpang Kông... - Nhóm địa phương: Rơ Ngao, Rơ Lơng (hay Y Lăng), Tơ Lô, Gơ Lar Krem. - Dân số: 227.716 người - Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). - Lịch sử: Dân tộc Ba Na là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời ở Trường Sơn - Tây Nguyên đã kiến lập nên nền văn hoá độc đáo ở đây. Họ là tộc người có dân số đông nhất, chiếm vị trí rất quan trọng trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội ở các cao nguyên miền Trung nước ta. - Quan hệ xã hội: Làng là đơn vị xã hội hoàn chỉnh và duy nhất. Tàn dư mẫu hệ vẫn thể hiện rõ trong quan hệ gia đình, tộc họ và trong hôn nhân. Sự tan rã của chế độ mẫu hệ ở đây đã nâng cao địa vị của nam giới nhưng phía mẹ vẫn gần gũi hơn. Sau hôn nhân còn phổ biến tập quán cư trú phía nhà vợ. Xã hội có người giàu, người nghèo và tôi tớ. GIA- RAI - Tên tự gọi: Gia Rai. - Tên gọi khác: Giơ Ray, Chơ Ray. - Nhóm địa phương: Chor, Hđrung, Aráp, Mthur, Tơbuân. - Dân số: 122.245 người - Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ hệ Malayô Pôlynêixa (ngữ hệ Nam Ðảo). - Lịch sử: Dân tộc Gia Rai là một trong những cư dân sớm sinh tụ ở vùng núi Tây Nguyên, lan sang một phần đất Campuchia. - Trước thế kỷ XI người Ê Ðê, Gia Rai được gọi chung một tên là Rang Ðêy. - Quan hệ xã hội: Làng (Plơi hoặc Bôn) vừa là đơn vị cư trú vừa cấu kết thành tổ chức xã hội, có một hội đồng gồm những ông già chủ trì chung (Phun pơ bút). - Hội đồng chọn người đứng đầu làng (Ơi pơ thun, Thap lơi hay Khoa plơi), có lệ làng gọi là Kđi. Xã hội Gia Rai truyền thống có hình thức cố kết vùng gọi là Tơ ring. - Dòng họ theo chế độ mẫu hệ nên phả hệ hoàn toàn tính về dòng mẹ. Khối cộng đồng máu mủ được tập hợp thành từng họ - Kơ nung hoặc Ðgioai. Mỗi họ thường được phân chia nhiều ngành hoặc phân đôi, thành họ khác. Mỗi họ, mỗi ngành kiêng một tô tem riêng. - Gia đình nhỏ mẫu hệ là nét nổi bật của người Gia Rai khác với trường hợp người Ê Ðê là đại gia đình mẫu hệ. CƠ HO - Tên tự gọi: Cơ Ho. - Nhóm địa phương: Xrê, Nộp, Cơ Dòn, Chil, Lát, Tơ Ring. - Dân số: 166.112 người - Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). - Lịch sử: Người Cơ Ho có lịch sử cư trú lâu đời ở Tây Nguyên. - Quan hệ xã hội: Làng (bon) là một công xã nông thôn còn mang nặng những dấu vết của công xã thị tộc mẫu hệ. Ðứng đầu một làng là chủ làng (Kuang bon). - Người Cơ ho vẫn tồn tại 2 hình thức gia đình: gia đình lớn và gia đình nhỏ( phổ biến hơn). - Tổ chức gia đình theo chế độ mẫu hệ. Người đàn bà đóng vai trò chủ động hôn nhân; sau hôn lễ, người con trai về ở bên nhà vợ; con cái tính dòng họ theo phía mẹ... Nam nữ thanh niên Cơ Ho xây dựng gia đình khá sớm (nữ thường 16 - 17 tuổi; nam từ 18 - 20 tuổi) và đó chính là một trong những nguyên nhân làm cho mức sinh của người Cơ Ho khá cao, bình quân một phụ nữ sinh khoảng 5 - 6 con. ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VẬT CHẤT ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TINH THẦN NÉT TRỘI VĂN HÓA
File đính kèm:
- mau_powerpoint_lich_su_viet_nam_van_hoa_tay_nguyen.pptx